Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.
Bán Đàn Đáy - Nhạc Cụ Dân Tộc Độc Đáo
ĐẠI LÝ BÁN ĐÀN ĐÁY TOÀN QUỐC
Bạn đang quan tâm đến nhạc cụ truyền thống trong đó có đàn đấy? Bạn muốn tìm hiểu về loại nhạc cụ này và địa điểm mua nhà cụ truyền thống uy tín? Vậy thì bạn đừng bỏ qua bài viết sau đây của Nhạc Cụ Dân Tộc. Bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về Đàn Đáy như cấu tạo, nguồn gốc và nơi bán Đàn Đáy chất lượng và uy tín.>> Xem thêm: Các sản phẩm đàn đáy

Giới thiệu về sản phẩm đàn đáy
Đàn đáy hay còn được gọi là Đới Cầm hay Vô Đề Cầm. Đây là một nhạc cụ có 3 dây, mặt sau của thùng âm có một lỗ lớn và đàn có phần cán rất dài. Đàn Đáy là một nhạc cụ dân tộc cổ truyền của người Việt Nam. Là loại nhạc cụ không chỉ độc đáo từ hình dáng, âm thanh mà nó còn được kết hợp với các loại nhạc cụ khác như trống đế, sách để tạo lên một loại hình ca trù nổi tiếng. Về thời điểm ra đời thì người ta không rõ đàn đáy đã xuất hiện lần đầu vào thời điểm nào. Tuy nhiên có thể nói nó đã xuất hiện hơn 500 năm về trước. Cụ thể theo các nhà nghiên cứu ghi nhận thì thời điểm xuất hiện của Đàn Đáy sớm nhất là vào thế kỷ 15. Đàn đáy có tên gốc là đàn không đáy hay chính là Vô Đề Cầm. Xuất xứ của cái tên này là do đặc điểm của Đàn Đáy không có đáy. Vì vậy mà người ta gọi tắt Đàn Đáy lâu ngày thành tên chính thức như hiện nay.
Công dụng về sản phẩm đàn đáy
Đàn Đáy có âm vực rộng hơn 2 quãng tám và mang âm sắc giống như đàn nguyệt vừa ấm áp dịu ngọt. Đàn Đáy có thể diễn tả được các bài nhạc có tình cảm sâu sắc. Ngày xưa thì để đánh đàn nghệ sĩ cần miếng khảy bằng que tre, tuy nhiên đến hiện tại thì người ta thường dùng miếng khảy nhựa hơn. Công dụng của Đàn Đáy được người biểu diễn dùng để đệm cho các giọng nữ cao hoặc phối với các nhạc cụ gõ có âm thanh khô (ít vang). Ngoài ra Đàn Đáy là một loại nhạc cụ độc đáo và nó chỉ được dùng duy nhất để biểu diễn ca trù cùng với phách và trống chầu. Đến ngày nay thì Đàn Đáy cũng được sử dụng để hoà tấu trong một số dàn nhạc dân tộcCấu tạo của sản phẩm đàn đáy
Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cấu tạo của Đàn Đáy gồm những bộ phận nào:Bầu đàn
Bầu đàn hay còn gọi là thùng đàn, được làm từ chất liệu gỗ có hình thang cân. Phần đáy lớn sẽ nằm ở phía trên với chiều rộng khoảng 20-30 cm đấy nhỏ rộng khoảng 18 - 20cm nằm ở phía dưới. Hai cạnh bên có chiều dài khoảng 31 - 40cm. Thanh đàn vang được làm bằng gỗ cứng và dày khoảng 8 đến 10cm. Mặt đàn được làm bằng gỗ ngô đồng và được thiết kế có bộ phận để móc dây đàn. Có đôi khi thì mặt đàn sẽ khoét một lỗ hình chữ nhật. Đáy đàn thủng hình chữ nhật.Câu đàn
Câu đàn có chiều dài từ 110-130cm. Phía trên gắn từ 10 đến 12 phím đàn bằng tre. Đối với đàn đấy củ thì sẽ có 16 phím. Các phím đàn này có thiết kế giày và cao, phân định sẽ dài hơn phần chân phím. Tính từ đầu đàn trở xuống thì không như nhiều nhạc cụ khác phím đầu tiên không gắn sát vào sơn khâu mà nằm ở quãng giữa cần đàn.